Tuesday, May 19, 2015

Du lịch Nha Trang - Những kinh nghiệm khi tắm biển

Song Hảo Travel - Chia sẻ những kinh nghiệm khi tắm biển

Tắm biển là một sở thích của đa số những khách du lịch khi đi biển. Đặc biệt dưới cái thời tiết mùa hè nóng nực ở Việt Nam, thì việc tắm biển đem lại sự mát mẻ, thoải mái và thích thú cho du khách. Vậy lợi ích của việc tắm biển là gì và những kinh nghiệm mà bạn nên có khi đi tắm biển sẽ được Hanoitourism chia sẽ dưới đây

Những-kinh-nghiệm- khi- đi- tắm- biển
Những kinh nghiệm khi đi tắm biển
Lợi ích của việc tắm biển
     Tắm biển giúp tăng cường sinh lực và kích thích hoạt động của bộ máy tiêu hóa và hệ tuần hoàn. Cảm giác đói thường đến ngay sau mỗi lần tắm biển, tinh thần sảng khoái và yêu đời hơn. Tắm biển cũng giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, do các chất cặn bã được thải ra qua các lỗ chân lông và da đã được nước biển sát trùng sạch.

     Tắm biển rất tốt cho những người bị thiếu máu, đau nhức khớp xương, hoặc ngồi làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến cột sống, nhờ các khoáng chất thẩm thấu qua da và các động tác bơi lội. Tắm biển còn làm cho cơ thể rắn chắc và tiêu hao đáng kể lớp mỡ dư thừa, giúp cho người béo phì có thân hình gọn gàng hơn. Tắm biển đều đặn 1-2 lần/tuần là phương pháp chữa béo phì rất hiệu quả

Kinh nghiệm tắm biển
     Tuy nhiên tắm biển cũng tìm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường, đặc biệt là đối với dòng chảy xa bờ. Để tránh những điều không hay khi đi biển, chúng ta cùng khám phá những kinh nghiệm bổ ích sau đây nhé.

     Để có một chuyến đi tắm biển hoàn hảo, bạn nên chuẩn bị chu đáo mọi thứ trước khi xuất phát và cẩn thận với mọi sự nguy hiểm có thể xảy ra. Các bạn lưu ý một số điều sau đây nhé.
– Trước khi đi biển, bạn nên chuẩn bị ít nhất là 2 bộ áo tắm. Quần short, váy, áo ngắn tay sẽ tạo cho bạn cảm giác mát mẻ, sảng khoái. Dép xăng đan thay cho giầy vì đôi chân sẽ được thoáng mát. Bạn cũng nên mang theo khăn tắm, kính bơi. Nếu đi cùng trẻ nhỏ, bạn nên sắm cho bé loại phao bơi cho trẻ hoặc chiếc ghế phao để ngồi trên biển.
– Bạn cũng cần mang theo kem chống nắng để bảo vệ làn da, đặc biệt cần chọn loại chỉ số SPF từ 30 trở lên. Mũ rộng vành, kính mát để bảo vệ đôi mắt khỏi bị chói sáng.
– Trước khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa, đá nhọn… Bạn không nên bơi quá xa bờ hoặc đến những điểm quá sâu. Cách dễ dàng nhất là luôn để ý đến cờ báo giới hạn bơi mà hầu hết các vùng biển đều có hoặc chú ý đến những người xung quanh. Phải luôn cảnh giác trước việc sụt cát và những con sóng có thể đưa bạn ra xa bờ.
– Nên khởi động cho nóng người trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút và sảng khoái hơn khi tắm biển.
– Tắm chỗ đông người, để có thể nhận được hỗ trợ nếu gặp nạn.
– Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt, bông ngoáy tai, sữa tắm, nước gội đầu cũng là những vận dụng hữu ích. Đi cùng trẻ nhỏ, bạn nên mang theo ít đồ ăn khô hoặc nước uống để trẻ ăn sau khi tắm xong.
– Không nên tắm quá lâu khi trời nắng hoặc vào giữa buổi trưa. Đừng mang theo đồng hồ, đồ trang sức nhất là dây chuyền, đề phòng sóng làm tuột mất.
– Khi một tập thể đi tắm biển thì nên chia nhỏ nhóm để dễ quản lý. Khi chơi các trò như đi tàu cao tốc, lướt sóng, chảy dù, kayak, lặn biển… bạn cần tuân thủ các yêu cầu an toàn do hướng dẫn viên đưa ra. Không nên ra xa ngoài khu vực an toàn, tránh các chướng ngại trên biển từ xa.
– Không nên cho trẻ nhỏ tắm lâu khi nước biển lạnh. Thay vào đó, bạn hãy cho trẻ tắm trong bể bơi hoặc chơi trên bãi cát.
– Ngộ độc thực phẩm tại các nhà hàng ven biển dễ xảy ra do số người lớn, tập trung vào một địa điểm làm cho các nhà hàng khó cung cấp kịp thời, đảm bảo chất lượng. Do vậy, bạn không nên ăn thức ăn khi nướng hoặc nấu chưa chín. Ngoài ra, bạn nên mang theo thuốc đau bụng, dầu gió.

Dòng chảy xa bờ nằm giữa những đợt sóng bạc đầu.
     Dòng chảy xa bờ là dòng chảy mạnh từ bờ hướng ra biển, có vẻ lạ đúng không nhỉ? Tuy nhiên điều này không có gì đặc biệt: Chúng ta biết rất rõ, khi sóng vỗ, nước biển sẽ lần lượt được đưa vào bờ. Mật độ lớn, liên tiếp những đợt sóng này tạo ra lượng nước rất lớn và chúng đập vào bờ, ở đây xuất hiện lực cản hay chính xác là phản lực làm cho nước biển dội ngược trở lại. Đó chính là dòng chảy xa bờ, nó cực kỳ nguy hiểm và có thể cuốn trôi chúng ta ra xa nếu không cảnh giác.

DÒNG CHẢY CỦA BIỂN

Dòng-chảy-của-biển
Dòng chảy của biển
     Dòng chảy xa bờ là dòng nước gần như rất tĩnh lặng và không có sóng. Chúng thường ổn định trong thời gian hàng tuần hoặc hàng tháng. Tuy nhiên cũng có một số nơi chúng liên tục thay đổi theo mỗi giờ.

     Khi ta rắc chất màu tím sát bờ biển, chất màu bị kéo ra xa bờ, chứng tỏ nơi đó dòng nước đi ngược từ bờ ra biển. Chúng ta cũng thấy nơi dòng nước đi từ bờ ra biển là vùng nước lặng, hầu như không có sóng.

     Dòng chảy xa bờ được xem là một trong những nguy hiểm hàng đầu trên biển, nó được ví như một dòng sông nhỏ sẽ cuốn tất cả những gì rơi vào nó đi xa khỏi bờ và đưa thẳng ra biển. Vận tốc trung bình dòng chảy có thể thay đổi từ 0,5 m/giây đến 1m/giây, khi đó không ai có khả năng bơi ngược nó để vào bờ. Có khi do những thay đổi đột ngột của sóng biển, vận tốc dòng chảy xa bờ có thể lên đến 2,5 m/giây (nhanh hơn cả vận tốc bơi của một vận động viên bơi lội Olympic).

     Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường tĩnh lặng, ít sóng nên thường làm cho người ta hiểu lầm đó là nơi an toàn. Người ta sẽ di chuyển sang tắm nơi đó thay vì tắm nơi có biển báo an toàn. Khi người tắm biển bơi vào dòng chảy xa bờ đó, ngay lập tức họ sẽ có thể bị cuốn trôi ra biển. Do đó, khi tắm biển, chúng ta cần nhớ rằng vùng nước lặng không có nghĩa là vùng nước an toàn.

     Ta có thể thấy được, nơi có sóng bạc đầu là nơi dòng nước đi từ biển vào gần bờ. Nếu chúng ta tắm biển nơi có sóng bạc đầu thì chúng ta sẽ được sóng đánh đưa vào bờ. Tuy nhiên nếu chúng ta di chuyển vào tắm chỗ lặng sóng (giữa hai mũi tên) là chúng ta rơi vào dòng chảy xa bờ. Dòng sông nhỏ này sẽ lập tức kéo phăng chúng ta ra xa khỏi bờ và đưa thẳng chúng ta ra biển. Như vậy, vùng có sóng không phải là vùng nguy hiểm mà vùng lặng sóng mới chính là vùng nguy hiểm.
     Trước khi xuống biển, bạn nên dành khoảng 5 – 7 phút để nhận dạng dòng chảy xa bờ trên bờ biển mà bạn sắp xuống tắm.

Bạn có thể nhận ra dòng chảy xa bờ nhờ những đặc điểm sau đây:
+ Dòng chảy xa bờ có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn.
+ Dòng chảy xa bờ có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn.
+ Đôi khi chúng ta có thể thấy các mảnh vỡ hay bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.
+ Dòng chảy xa bờ thường hẹp, có chiều ngang khoảng từ 1-3 mét. Tuy nhiên, có khi dòng chảy xa bờ rộng đến cả chục mét.

Cách thoát ra khỏi dòng chảy xa bờ
     Dòng chảy xa bờ không kéo người ta xuống nước, mà nó chỉ kéo người bơi ra xa bờ và thường sẽ đưa người bơi vào vùng có sóng bạc đầu và sóng sẽ đưa người đó lại vào bờ.     Tuy nhiên người ta thường chết đuối khi rơi vào dòng chảy xa bờ vì bản năng tự nhiên khiến con người bị hoảng loạn, không còn khả năng phán đoán chính xác vị trí cũng như hướng di chuyển.
     Dòng chảy xa bờ có thể gây nguy hiểm bất cứ lúc nào, không phải chỉ khi có sóng lớn. Khi sóng to thì vận tốc dòng chảy xa bờ cũng nhanh hơn gây nguy hiểm hơn cho người bơi. Tuy nhiên, khi đó thường ít có người xuống biển tắm vì e ngại sóng to. Vào những ngày sóng không lớn, trái lại, người ta thường chết đuối nhiều hơn vì có nhiều người xuống biển tắm. Khi thấy sóng không quá to người ta thường chủ quan và không quan tâm đến dòng chảy xa bờ.

HÃY BƠI SONG SONG THEO BỜ BIỂN (NẾU CÓ THỂ) ĐỂ ĐƯỢC SÓNG ĐẨY VÀO BỜ.
Đặc biệt, khi bị rơi vào dòng chảy ra bờ là tuyệt đối không được cố bơi ngược dòng chảy xa bờ để vào bờ.
+ Bạn cần bình tĩnh. Không hoảng loạn
+ Không cố bơi ngược dòng chảy xa bờ
+ Đối với người bơi giỏi: nếu bạn tự tin, hãy bơi song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ vùng có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa bạn trở lại vào bờ.
+ Đối với người bơi yếu: bất cứ khi nào bạn thấy không thể chạm bờ biển hoặc thấy đuối sức, hãy giơ tay lên ra hiệu, bình tĩnh, thả nổi để giữ sức và gọi trợ giúp.
+ Nếu dòng chảy xa bờ yếu đi, cố gắng bơi song song với bờ biển để đến chỗ có sóng bạc đầu nhờ sóng đưa bạn vào bờ.

HÃY CỐ GẮNG QUAN SÁT VÀ NHẬN DẠNG NGUY HIỂM TRƯỚC KHI TẮM
     Điều quan trọng, bạn nên tắm biển ở những bờ biển có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp và bơi ở vùng an toàn. Bạn cần quan sát các cảnh báo an toàn và nếu cần thì nên trao đổi với nhân viên cứu hộ để biết đặc điểm bờ biển mà bạn sắp xuống tắm. Ngoài ra bạn cũng cần biết bơi và không nên bơi một mình. Nếu bạn không chắc thì không nên xuống biển tắm.
     Trên đây là những kinh nghiệm có ích cho bạn khi đi tắm biển mà chúng tôi đã tích lũy được. Hanoitourism chúc bạn sẽ có một kì nghỉ an toàn và vui vẻ bên những người thân yêu
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Du lịch Nha Trang -
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top